Quy định mới về tạm nhập, tái xuất áp dụng từ 01-11-2018

Luật Quản lý Ngoại thương có hiệu lực thi hành từ ngày 01-11-2018, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ nhiều điều, khoản của Luật Thương mại năm 2005.

Quy định mới về tạm nhập, tái xuất áp dụng từ 1-11-2018 - Ảnh 1.

Các phương tiện bốc xếp container tại cảng Chùa Vẽ, Hải Phòng. Ảnh: TTXVN

Các doanh nghiệp cần nắm được những nội dung mới đáng lưu ý trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Theo quy định tại Điều 39 của luật này, việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác được thực hiện như sau:

Thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải đáp ứng các điều kiện đã được quy định đối với hàng hóa thuộc ngành, nghề kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện; Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản này và điều 40 của luật này.

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ được lưu lại lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn nhất định. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải được làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan cho tới khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Việc tiêu thụ hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa của luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác

Theo Điều 41, trừ trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất quy định của luật này, thương nhân được tạm nhập vào Việt Nam hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa không thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo hợp đồng với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.

Thủ tục tạm nhập, tái xuất được thực hiện như sau: Thương nhân phải có giấy phép tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; Thương nhân chỉ phải làm thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a khoản này.

Thời hạn tạm nhập, tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất khi tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa của luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tạm xuất, tái nhập hàng hóa

Điều 42 quy định: Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, sản xuất, thi công, thuê, mượn, trưng bày, triển lãm hoặc để sử dụng vì mục đích khác theo hợp đồng với nước ngoài.

Thủ tục tạm xuất, tái nhập được thực hiện như sau: Thương nhân phải có giấy phép tạm xuất, tái nhập đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; Thương nhân chỉ phải làm thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a khoản này.

Thời hạn tạm xuất, tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm xuất. Hàng hóa tạm xuất, tái nhập khi tiêu thụ tại nước ngoài phải thực hiện theo quy định về quản lý xuất khẩu hàng hóa của luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Các trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa

Tại Điều 100 có quy định cụ thể về đối với các trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa, như sau:

- Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra chiến tranh, tham gia chiến tranh, xung đột hoặc có nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh, lợi ích quốc gia của Việt Nam.

- Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc chứng minh được là có đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.

- Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra sự cố, thiếu sót, sai sót kỹ thuật mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc chứng minh được là có ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến an toàn, sức khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.

- Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sinh thái, đa dạng sinh học của Việt Nam mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc có cơ sở khoa học chứng minh được sự ảnh hưởng đó.

- Mất cân đối nghiêm trọng của cán cân thanh toán.

Thời gian quá cảnh

Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp được gia hạn; trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất; phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh.

Đối với hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất hoặc phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận; trường hợp gia hạn thời gian quá cảnh đối với hàng hóa quá cảnh phải được Bộ trưởng Bộ Công Thương cho phép. Trong thời gian lưu kho và khắc phục hư hỏng, tổn thất, hàng hóa và phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.

 Nguồn: Tin Tức/ Thông tấn xã Việt Nam


Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo đường dây nóng 0919 708 834 để được tư vấn dịch vụ.

Bài viết mới


Tag: 7.000 máy đào Bitcoin được nhập khẩu vào TP HCM năm 2017, Thủ tục nhập khẩu dây chuyền máy móc thiết bị đồng bộ, Tư vấn xuất nhập khẩu 2018, Ảnh Byton Concept, xe điện từ Trung Quốc giá bằng nửa Tesla Model X, Dịch vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu, Đại lý khai thuê hải quan ở Cửa khẩu Hửu Nghị, Hải quan lúng túng với doanh nghiệp xin nhập máy đào bitcoin, Chỉ giải quyết thủ tục nhập phế liệu khi có Giấy xác nhận, Thủ tục nhập khẩu máy in công nghiệp, Thủ tục nhập khẩu hóa chất theo nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017, Những điểm mới nổi bật của Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi 2018, Việt Nam muốn dựng thêm hàng rào với ô tô nhập khẩu, Kiểm soát chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu, Khai bổ sung hồ sơ hải quan theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC, Dịch vụ thủ tục hàng quá cảnh từ Trung Quốc bằng đường bộ từ Hữu Nghị, Hướng dẫn cách ship hàng từ trên Taobao về Việt Nam, Bổ sung 4 tuyến đường vận chuyển quá cảnh hàng hóa, 114 mặt hàng không phải kiểm tra chất lượng nhập khẩu từ 05/10, Thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp, Ngấm đòn ông Trump, doanh số hãng xe TQ rớt thê thảm, Thủ tục nhập khẩu Thiết bị phòng cháy chữa cháy , Giấy phép nhập khẩu tự động mặt hàng thép quy định theo mã HS code, Thủ tục xuất trả lại hàng Trung Quốc, Hô sơ, thủ tục nhập khẩu và giám định máy móc, thiết bị, phụ tùng, dây chuyền công nghệ cũ, đã qua sử dụng, Quy Trình Xuất khẩu Hàng Hóa bằng đường biển, Tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh hóa chất, cồn công nghiệp, Hướng dẫn mua hàng trên 1688, Thanh toán tiền qua WeChat là gì, Thủ tục hải quan hoàn thuế, chuyển thuế nhập khẩu tại cửa khẩu, Gỡ vướng về kiểm tra trị giá hải quan khi thực hiện Thông tư 39/2018/TT-BTC, Các thủ tục trong cách cúng khi chuyển nhà mới, Thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh, Thủ tục hải quan đối với máy thiết bị dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng 2020, Thanh nhôm định hình giá rẻ Trung Quốc có phải là nỗi lo?, Hướng dẫn thủ tục đối với hàng hóa vận chuyển độc lập V5, Quy định về xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế, Thủ tục xuất khẩu - kho bãi - hoàn thuế Trung Quốc, Thủ tục hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị Lạng Sơn, Xin thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma đến hết năm 2019, Công văn 585/TCHQ-GSQL 2018 thủ tục hải quan giám sát hàng hóa quá cảnh hàng rời hàng lẻ, Quy định mới về nhập khẩu phân bón, Quy định mới về đại lý hải quan, Cách tìm nguồn hàng từ nhà cung cấp Trung Quốc có năng lực, Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu bánh kẹo, Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc - Rào cản ngày càng lớn, Đại lý hải quan giúp chủ hàng như thế nào?, Đề xuất giảm mạnh thuế nhập khẩu linh kiện ô tô từ năm 2018-2022, Tại sao xuất nhập khẩu cần đến forwarder?, Ủy thác và ủy quyền khác nhau chỗ nào?, Lấy ý kiến dự thảo Nghị định về hàng quá cảnh khu vực ASEAN,

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Tổng đài

Tổng đài:

0205-3602-888

Hotline hỗ trợ 24/7

Hotline hỗ trợ 24/7:

0919-708-834

VIDEO



FAJI LOGISTICS

VPGD : Số 260, đường Lương Thế Vinh, khu PL4, phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn, Lạng Sơn
Tel : 0205.3602.888 - Hotline : 0919.708.834
Email : taykinh186@gmail.com

[ 644266 ]

Đang online : 2