Kiểm soát chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu

Để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Việt Nam đã đưa ra chủ trương cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu (NKPL). Tuy nhiên, khi thực hiện đã có không ít tổ chức, cá nhân không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường (BVMT) khi NKPL làm nguyên liệu sản xuất, nhất là lợi dụng NKPL để đưa rác thải vào nước ta.

Việc NKPL nhằm bù đắp những mặt hàng, những nguyên vật liệu còn thiếu mà trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu. Xuất phát từ quan điểm nêu trên, những năm qua Nhà nước đã ban hành cơ chế, chính sách cho phép các doanh nghiệp NKPL phục vụ sản xuất trong nước. Luật BVMT năm 2014 quy định chỉ được phép NKPL làm nguyên liệu sản xuất và không được mua bán, kinh doanh phế liệu nhập khẩu; đồng thời, phải ký quỹ bảo đảm đối với phế liệu nhập khẩu. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg quy định Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm 36 chủng loại phế liệu được phép nhập khẩu, chia thành các nhóm như: thạch cao, sắt, thép, nhựa, giấy, thủy tinh, tơ tằm, điện tử… Đây là căn cứ pháp lý cụ thể để Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) tiếp tục xây dựng các quy định về quản lý phế liệu nhập khẩu trong đó có hệ thống các Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu…

Theo thống kê của Bộ TN và MT, trong hai năm 2011 và 2012, cả nước có khoảng 400 doanh nghiệp NKPL làm nguyên liệu sản xuất, chủ yếu là nhóm phế liệu sắt, thép (khoảng từ 2,2 triệu tấn đến 2,5 triệu tấn/năm); phế liệu nhựa (khoảng 800 nghìn tấn/năm); phế liệu giấy (khoảng 700 nghìn tấn/năm). Tuy nhiên, đến giai đoạn 2013 - 2015, số lượng doanh nghiệp NKPL giảm xuống còn từ 200 đến 250 doanh nghiệp, tập trung vào nhóm phế liệu sắt (khoảng 2,5 triệu tấn/năm); phế liệu giấy, nhựa (khoảng từ 1,2 đến 1,5 triệu tấn/năm) và tổng các phế liệu khác khoảng 1,1 triệu tấn/năm. Các địa phương có cơ sở NKPL lớn như: TP Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu… Nguồn phế liệu này chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po, Ca-na-đa…

Đáng chú ý, bên cạnh một số đơn vị sử dụng phế liệu nhập khẩu thực hiện tốt công tác BVMT như bố trí kho bãi dành riêng cho việc tập kết, bảo đảm không để thất thoát phế liệu và không gây phát tán tạp chất đi kèm ra môi trường chung quanh, thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, ký hợp đồng xử lý chất thải nguy hại và chất thải kèm theo trong quá trình NKPL; thực hiện giám sát môi trường định kỳ… thì còn không ít tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách của Nhà nước về NKPL để đưa các chất thải vào nước ta. Theo quy định của Luật BVMT, các doanh nghiệp NKPL làm nguyên liệu sản xuất phải có kho bãi bảo đảm đúng quy định. Nhưng thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp dù đã có kho bãi riêng nhưng kho bãi được xây dựng không đúng quy định, không có hệ thống thoát nước mưa và không có mái che cho nên chất thải vẫn bị phát tán ra môi trường. Công tác kiểm soát ô nhiễm trong quá trình sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất chưa tốt, vẫn có một số doanh nghiệp để xảy ra sự cố môi trường, xả khí thải, bụi vượt quá quy chuẩn cho phép, chuyển giao chất thải chưa đúng quy định. Trong quản lý chất thải nguy hại, các doanh nghiệp kê khai, lưu giữ, làm hồ sơ rất sơ sài và không đúng quy định, nhất là chưa thật sự đánh giá đúng hiện trạng môi trường trong khu vực hoạt động của doanh nghiệp, đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe người dân trên địa bàn.

Trước thực trạng nêu trên, Bộ TN và MT, Bộ Công thương đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan hải quan, sở TN và MT các tỉnh, thành phố thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về BVMT, phát hiện và xử lý đối với các trường hợp vi phạm. Đồng thời, tập trung xử lý dứt điểm các công-ten-nơ phế liệu, rác thải không đáp ứng yêu cầu về BVMT đang tồn đọng tại các cảng trên cả nước. Tuy nhiên, để tăng cường kiểm soát hoạt động NKPL, máy móc, phương tiện, thiết bị đã qua sử dụng, Bộ TN và MT cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, nhất là lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường trong kiểm tra, giám sát việc NKPL làm nguyên liệu sản xuất. Chấm dứt tình trạng NKPL làm nguyên liệu sản xuất, hoặc vận chuyển chất thải qua biên giới không đúng quy định; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc đưa công nghệ, máy móc, phương tiện, thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường vào sử dụng… Cần tiếp tục hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phế liệu được nhập khẩu; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong việc kiểm soát hoạt động NKPL, tránh nguy cơ nước ta trở thành bãi thải công nghiệp của thế giới.

Các chuyên gia lĩnh vực TN và MT cũng đề nghị: Bên cạnh việc hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BVMT năm 2014, ngành TN và MT cần tăng cường tập huấn, phổ biến quy định về quản lý và BVMT đối với phế liệu nhập khẩu cho các đối tượng là cán bộ quản lý môi trường của các bộ, ngành; cán bộ quản lý môi trường địa phương; cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường của các doanh nghiệp sản xuất, hoặc NKPL. Đồng thời, Việt Nam cần phải thực thi đầy đủ các nội dung của Công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới và việc tiêu hủy chúng, mà nước ta là một bên tham gia Công ước này; đẩy mạnh trao đổi thông tin và chủ động ngăn ngừa có hiệu quả việc vận chuyển chất thải vào Việt Nam...

Ths TRỊNH THỊ HẢI YẾN

(Viện Chiến lược, Chính sách TN và MT)


Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo đường dây nóng 0919 708 834 để được tư vấn dịch vụ.

Bài viết mới


Tag: Dịch vụ khai thuê hải quan tại Cửa khẩu Hữu Nghị Lạng Sơn, Đổ xô nhập máy đào tiền ảo Bitcoin từ Trung Quốc, Ủy thác nhập khẩu Graphic VGA Card, Tại sao phải uỷ thác nhập khẩu, Công văn 585/TCHQ-GSQL 2018 thủ tục hải quan giám sát hàng hóa quá cảnh hàng rời hàng lẻ, Tự công bố chất lượng trái cây sấy khô, sấy dẻo, Thủ tục hải quan Cửa khẩu Chi Ma Lạng Sơn, Thanh toán tiền qua WeChat là gì, Đại lý hải quan giúp chủ hàng như thế nào?, Tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh hóa chất, cồn công nghiệp, Thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp, Đăng ký chữ ký số Hải Quan điện tử VNACCS, Thủ tục nhập khẩu hàng quá cảnh tại Cửa khẩu Hữu Nghị, Dán nhãn năng lượng đèn chiếu sáng LED, Hệ thống VNACCS/VCIS là gì?, Những điểm mới nổi bật của Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi 2018, Hướng dẫn thủ tục đối với hàng hóa vận chuyển độc lập V5, Quy Trình Xuất khẩu Hàng Hóa bằng đường biển, Thủ tục nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm , Thủ tục xuất khẩu - kho bãi - hoàn thuế Trung Quốc, Dịch vụ thủ tục hàng quá cảnh từ Trung Quốc bằng đường bộ từ Hữu Nghị, Nghị định 59/2018/NĐ-CP làm rõ quy định về hàng trung chuyển, quá cảnh, Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu bánh kẹo, 114 mặt hàng không phải kiểm tra chất lượng nhập khẩu từ 05/10, Thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh (bồn cầu, chậu rửa, bồn tắm, ...), Hàng quá cảnh phải có giấy phép của Bộ Công Thương , Thủ tục nhập khẩu xe cứu thương, Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến 2020, định hướng 2030, Thủ tục nhập khẩu điện gió cho dự án điện gió, Giấy phép nhập khẩu tự động mặt hàng thép quy định theo mã HS code, Cách tìm nguồn hàng từ nhà cung cấp Trung Quốc có năng lực, Nguyên tắc xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới, Đề nghị bỏ giấy phép nhập khẩu với thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện, Ảnh Byton Concept, xe điện từ Trung Quốc giá bằng nửa Tesla Model X, Quy định mới về tạm nhập, tái xuất áp dụng từ 01-11-2018, Thanh nhôm định hình giá rẻ Trung Quốc có phải là nỗi lo?, Ngấm đòn ông Trump, doanh số hãng xe TQ rớt thê thảm, Bổ sung 4 tuyến đường vận chuyển quá cảnh hàng hóa, Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam bị ảnh hưởng lâu dài, Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2019, Kiểm soát chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu, Các lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu xe máy chuyên dùng, Việt Nam muốn dựng thêm hàng rào với ô tô nhập khẩu, Thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại Cửa khẩu Hữu Nghị, Thủ tục nhập khẩu Thiết bị phòng cháy chữa cháy , Dịch vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu, Cách trình bày nội dung CO FORM E đối với Cửa khẩu Hữu Nghị, Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế, Muốn nhập ô tô dưới 16 chỗ qua Cửa khẩu Hữu Nghị, Tại sao xuất nhập khẩu cần đến forwarder?,

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Tổng đài

Tổng đài:

0205-3602-888

Hotline hỗ trợ 24/7

Hotline hỗ trợ 24/7:

0919-708-834

VIDEO



FAJI LOGISTICS

VPGD : Số 260, đường Lương Thế Vinh, khu PL4, phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn, Lạng Sơn
Tel : 0205.3602.888 - Hotline : 0919.708.834
Email : taykinh186@gmail.com

[ 644054 ]

Đang online : 5