Dán nhãn năng lượng đèn chiếu sáng LED

Dự án “Phát triển và thúc đẩy công nghệ LED cho chiếu sáng chung tại Việt Nam”(Dự án LED) do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) làm chủ quản Dự án và Trung tâm Phát triển Công nghệ cao (HTD) thuộc VAST là Chủ Dự án. Sau gần 2 năm triển khai, một khối lượng đáng kể công việc đã được Dự án thực hiện và hoàn thành cơ bản theo lộ trình, mục tiêu đặt ra. Dự án đã Hoàn thành bản “Đề xuất chương trình chứng nhận chất lượng và dán nhãn năng lượng”cho sản phẩm đèn LED, trợ giúp kỹ thuật cho Bộ Công Thương (MOIT) xây dựng và quản lý một chương trình dán nhãn và chứng nhận cho các sản phẩm chiếu sáng LED một cách có hệ thống.
Cơ sở thực hiện
Thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Quyết định số 51,Chương trình dán nhãn năng lượng (DNNL) đã được xây dựng, triển khai với mục tiêu phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất năng lượng cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp, tiến tới giảm tiêu hao năng lượng trong sản xuất, tiết kiệm năng lượng trong mọi hoạt động của xã hội.
Chương trình DNNL được khởi động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, hướng đến chuyển đổi thị trường trang thiết bị hiệu suất cao và từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp ra khỏi thị trường thông qua: (i.) cung cấp thông tin về hiệu suất năng lượng của sản phẩm, tác động vào nhận thức của người tiêu dùng đối với việc ra quyết định mua sắm; (ii.) tạo sức ép cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm ra thị trường đối với nhóm hàng hóa gia dụng, công nghiệp, thương mại, và giao thông vận tải.
Mục tiêu Chương trình dán DNNL và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu sẽ tiết kiệm tiêu dùng tích lũy khoảng 10 nghìn tỷ đồng (480 triệu USD) tương đương sẽ giảm lượng khí thải carbon dioxide(CO2) 34 triệu tấn vào năm 2030. Lượng tiết kiệm điện quốc gia hàng năm sẽ vào khoảng 6.000 GWh / năm, giảm được nhu cầu tương đương với khoảng hai nhà máy điện đốt than 500 MW (Tương đương 1tỉ USD đầu tư nhà máy điện). Cho đến thời điểm hiện tại, mỗi năm trung bình Chương trình dán nhãn đã tiết kiệm hơn 1000 tỉ đồng chi phí cho việc sản xuất điện năng quốc gia.
Mục tiêu hỗ trợ kỹ thuật củaDự án LED là xây dựngchương trình DNNL và chứng nhận cho sản phẩm đèn LED, trợ giúp kỹ thuật cho Bộ Công Thương (MOIT) để xây dựng và quản lý một chương trình dán nhãn và chứng nhận cho các sản phẩm chiếu sáng LED một cách có hệ thống. Dự án đã hoàn thành bản “Đề xuất chương trình chứng nhận chất lượng và dán nhãn năng lượng” đã trình lên Bộ Công thương xem xét và trình chính phủ phê duyệt.
Các tiêu chuẩn sử dụng cho “Chương trình chứng nhận chất lượng và DNNL”.

TT Số hiệu TCVN TCQT tương ứng Tên tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn về an toàn
1 TCVN 7590-2-13:2013

 

IEC 61347-2-13: 2006 Bộ điều khiển bóng đèn – Phần 2-13: Yêu cầu cụ thể đối với bộ điều khiển điện tử được cấp điện từ nguồn một chiều hoặc xoay chiều dùng cho môđun LED
2 TCVN 8781:2015 IEC 62031:2014 Mô đun LED dùng cho chiếu sáng thông dụng – Qui định về an toàn

LED modules for general lighting – Safety specifications

3 TCVN 8782:2015

 

IEC 62560:2011 Bóng đèn LED có ballast lắp liền dung cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50 V – Qui định về an toàn

Self-ballasted LED-lamps for general lighting services by voltage >50 V – Safety specifications

Tiêu chuẩn về tính năng
4 TCVN 8783:2015 IEC 62612: 2013 Bóng đèn LED có ballast lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng – Yêu cầu về tính năng

Self-ballasted LED-lamps for general lighting services – Performance requirements

5 TCVN 9892:2013 IEC 62384:2011 Bộ điều khiển điện tử nguồn một chiều hoặc xoay chiều dùng cho các mô đun LED – Yêu cầu về tính năng
6 TCVN 9895-1:2013 IEC 60838-1: 2011 Các đui đèn khác – Phần 1: Yêu cầu chung và thử nghiệm
7 TCVN 9895-2-2:2013 IEC 60838-2-2: 2012 Các đui đèn khác – Phần 2-2: Yêu cầu cụ thể – Bộ nối dùng cho mô đun LED
8 TCVN 10485: 2015 IEC 62717:2014 Môđun LED dùng cho chiếu sáng thông dụng –

Yêu cầu về tính năng

9 8 TCVN 10885-2-1:2015 IEC 62722-2-1:2014 Tính năng đèn điện – Phần 2-1: Yêu cầu cụ thể đối với đèn LED
10 TCVN 10901-1:2015 IEC 62707-1:2013 Phân nhóm LED – Phần 1: Yêu cầu chung và lưới màu trắng
Tiêu chuẩn về phương pháp đo
11 9 TCVN 10886:2015 IES LM 79 Phương pháp đo điện và quang của sản phẩm chiếu sáng bán dẫn
12 1 TCVN 10887:2015 IES LM 80 Phương pháp đo độ duy trì quang thông của nguồn chiếu sáng LED
13 TCVN11842:2017 IES TM-21 Dự đoán độ duy trì quang thông dài hạn của nguồn sáng LED
14 TCVN 11843:2017 CIE S 025/E:2015 Phương pháp thử nghiệm bóng đèn LED, đèn điện LED và môđun
Tiêu chuẩn Hiệu suất năng lượng
15 TCVN 11844:2017 Đèn LED – Hiệu suất Năng lượng

Chương trình chứng nhận chất lượng và DNNL cho các sản phẩm chiếu sáng LED được xây dựng căn cứ vào các tiêu chuẩn của Việt Nam (TCVN) đã và sẽ ban hành trong năm nay. Các tiêu chuẩn TCVN này hoàn toàn tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế, gồm có:
Hạ tầng cơ sở và công tác kiểm tra
Để phục vụ thử nghiệm hiệu suất năng lương cho sản phẩm hàng hóa DNNL, Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương đã thực hiện chỉ định Phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng phục vụ cho Chương trình DNNL. Đến hết năm 2014, Bộ Công Thương đã chỉ định cho 09 phòng thử nghiệm trong nước và 02 phòng thử nghiệm tại nước ngoài đủ điều kiện thử nghiệm DNNL, trong đó có: Trung tâm kiểm định, đo lường chất lượng 1 (Quatest 1); Trung tâm kiểm định, đo lường chất lượng 2 (Quatest 2); Trung tâm kiểm định, đo lường chất lượng 3 (Quatest 3);Phòng thử nghiệm Korea Testing Lab (KTL) tại Hàn Quốc.
Về cơ bản, các phòng thử nghiệm trên đã đáp ứng được nhu cầu về thử nghiệm của các đơn vị tham gia chương trình chứng nhận hiệu suất năng lượng cho đèn LED. Các trung tâm kiểm định, đo lường chất lượng 1 (Quatest 1) và Trung tâm kiểm định, đo lường chất lượng 3 (Quatest 3) có đủ năng lực thử nghiệm để đo tất cả các chủng loại đèn LED. Riêng Trung tâm kiểm định, đo lường chất lượng 2 (Quatest 2), Bộ Công Thương sẽ xem xét chỉ định để thử nghiệm đo quang thông của một số đèn LED thông thường sử dụng cầu đo tích phân. Ngoài ra MOIT sẽ xem xét sử dụng Phòng thử nghiệm từ nước ngoài có đủ năng lực thử nghiệm. Các phòng Thử nghiệm sẽ phải đăng ký để kiểm tra, giám sát theo quy định tại Nghị định 107.
Công tác hậu kiểm việc thực hiện DNNL được giao Sở Công Thương thực hiện. Số lượng đèn kiểm tra sẽ được lấy mẫu đối với lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu. Chọn lô ngẫu nhiên để lấy mẫu điển hình, Sô lượng mẫu tối thiểu đối với một model là 20 chiếc cùng chủng loại, cùng xuất xứ. Theo đó giá trị thử nghiệm trung bình không được sai lệch so với giá trị công bố trong hồ sơ kỹ thuật 10%. Giá trị sai số quá 10% sẽ được coi là không tuân thủ.
Quy định sản phẩm LED DNNL
Thực hiện Chủ trương, chính sách của Chính phủ về tăng cường việc kiểm soát, quản lý các dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, các Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Giao thông vận tải xây dựng đã lựa chọn bổ sung 05 sản phẩm vào danh mục phương tiện, thiết bị DNNL bao gồm: đèn LED, máy tính xách tay, bình đun nước nóng có dự trữ, ôtô đến 9 chỗ ngồi, xe mô tô,…
Ngày 6 tháng 3 năm 2017, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định số 04/2017/QĐ-TTg “Quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải DNNL, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện”.Theo đó, tại Điều 1 của Quyết định 04 quy định rõ: không được phép nhập khẩu các thiết bị thuộc nhóm sản phẩm thiết bị gia dụng, nhóm thiết bị công nghiệp, nhóm thiết bị văn phòng, nhóm thương mại có hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu. Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu. Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, đèn LED.Trong đó, những sản phẩm đèn LED thuộc diện phải thực hiện DNNL bao gồm các bóng đèn LED, Module LED, bóng LED có balát lắp liền loại không định hướng và bóng đèn LED hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang thông dụng dạng ống, sử dụng điện áp danh định 220 V, tần số 50 Hz.
Còn với những đèn LED có quang thông nhỏ hơn 30lm, hoặc lớn hơn 12000lm; Đèn LED, LED module sử dụng pin; Đèn LED chuyên dụng sử dụng mục đích không phải cho chiếu sáng như phục vụ mục đích phát xạ ánh sáng như là một tác nhân trong các quá trình hóa học hoặc sinh học (như trùng hợp, liệu pháp quang động, trồng trọt, các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, chống côn trùng); Đèn LED là linh kiện của: Đèn LED tín hiệu, cho xe ôtô và xe máy, Đèn chùm, Đèn thoát hiểm,…Không thuộc diện phải DNNL.
Lộ trình DNNL đèn LED
Theo quyết định 04/2017/QĐ-TTg, lộ trình dán nhãn tiết kiệm năng lượng cho các sản phẩm chiếu sáng sẽ được thực hiện theo 02 giai đoạn: Giai đoạn 2018 đến 31/12/2019, DNNL thực hiện theo hình thức tự nguyện. Giai đoạn sau 31/12/2019, LEDDNNLtheo hình thức bắt buộc. Để thực hiện quyết định 04/2017/QĐ-TTg, trong năm 2018, Dự án LED sẽ phối hợp với Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển Bền vững, Bộ Công Thương triển khai dự án dán nhãn thí điểm (pilot) nhằm mục đích để các nhà cung cấp sản phẩm đèn LED và các doanh nghiệp phân phối bán lẻ thực hiện công bố dán nhãn năng lượng tự nguyện cho đèn LED đến 31/12/2019. Tham gia dự án dán nhãn thí điểm này, các nhà sản xuất và các doanh nghiệp phân phối bán lẻ sẽ có ưu thế là: Các ấn phẩm cho sản phẩm đi kèm sản phẩm đèn LED chưa phải thay đổi nếu được in trước ngày 31/12/2019; Nhà phân phối chưa phải thực hiện công bố hiệu suất năng lượngcho sản phẩm đèn LED đưa ra thị trường trước 31/12/2019.
Nhãn hiệu suất năng lượng cho đèn LED
Theo đó, trong giai đoạn khuyến khích dán nhãn 2018-2020, Đèn LED sẽ sử dụng nhãn xác nhận (mẫu nhãn quy định dưới)
khcn 05

Thông tin bắt buộc trên mẫu: Supplier name or Trade mark: Tên nhà cung cấp hoặc Thương hiệu; Model sản phẩm; Cấp hiệu suất năng lượng; Lượng điện năng tiêu thụ (kWh/1000h): xxx kWh/1000h; TCVN; Nhãn được in trên bao bì hoặc sản phẩm; Kích thước nhãn được co dãn theo tỉ lệ; Nhãn được in màu hoặc đơn sắc; Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Việt.Thông tin bắt buộc trên mẫu: Supplier name or Trade mark: Tên nhà cung cấp hoặc Thương hiệu; Model sản phẩm; Cấp hiệu suất năng lượng; Lượng điện năng tiêu thụ (kWh/1000h): xxx kWh/1000h; TCVN; Nhãn được in trên bao bì hoặc sản phẩm; Kích thước nhãn được co dãn theo tỉ lệ; Nhãn được in màu hoặc đơn sắc; Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Việt.

Giai đoạn dán nhãn bắt buộc cho đèn LED sau 2020,tại giai đoạn này, sẽ sử dụng cả 02 loại nhãn bao gồm nhãn xác nhận và nhãn so sánh. Trong đó nhãn xác nhận sẽ chỉ áp dụng cho những chủng loại đèn có mức hiệu xuất năng lượng cao nhất trên thị trường. Đối với nhãn xác nhận mức hiệu suất năng lượng cao, thực hiện hình thức chứng nhận.
Phương thức thực hiện
Chương trình DNNL thí điểm cho đèn LED theo hình thức tự nguyệnđược thực hiện theo phương thức tự công bố của doanh nghiệp, theo đó Doanh nghiệp tự thực hiện công bố hợp quy về hiệu suất của đèn LED đăng ký nhãn năng lượng; Doanh nghiệp tự chọn mẫu sản phẩm đèn LED đăng ký dán nhãn năng lượng thực hiện thử nghiệm tính năng, hiệu suất của đèn LED; Mẫu thử nghiệm phải là Mẫu thử nghiệm điển hình, đại diện cho chất lượng lô hàng đó. Việc lấy mẫu điển hình được thực hiện theo quy định được thực hiện qua nhiều bước như lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên trên thị trường, kiểm tra quy trình sản xuất v.v.v, tần suất lấy mẫu, cách thức lấy mẫu và số lượng mẫu kiểm tra do cơ quan chức năng chuyên ngành thực hiện theo quy định tại TCVN 7790: 2007/ ISO 2859 : 1999 Quy trình lấy mẫu kiểm tra định tính (tương tự như hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường nước ngoài phải kiểm tra chuyên ngành do nước nhập khẩu áp dụng). Đèn LED phải được dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường.
Quy trình thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng được thực hiện theo ba bước sau:1) Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp chuẩn với tiêu chuẩn tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp chuẩn). 2) Lập hồ sơ công bố hiệu suất năng lượng cho phương tiện, thiết bị hoặc thiết bị tiết kiệm năng lượng. 3) Văn phòng Tiết kiệm năng lượng sẽ thẩm định hồ sơ và cấp giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho các hồ sơ đạt yêu cầu.
Công tác đánh giá chứng nhận được thực hiện bởi bên thứ 3 chứng nhận chất lượng hoặc tự đánh giá. Quy trình đánh giá trên cơ sở hồ sơ thử nghiệm do các Phòng thử nghiệm đã đăng ký và được Bộ Công Thương công nhận và hồ sơ quản lý chất lượng của doanh nghiệp (hồ sơ ISO, 6 Sigma, 5S…), bản công bố tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp được chuyên gia kiểm tra và đối chiếu. Nếu kết quả kiểm tra hệ thống và bản kết quả thử nghiệm hiệu suất của trang thiết bị có mức hiệu suất năng lượng dưới mức tối thiểu (Mức MEPS) sẽ được nhận dạng, phân loại và không được phép sản xuất và nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.
Theo chúng tôi được biết, trong năm 2018,Dự án LED sẽ tiếp tục hỗ trợ Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển Bền vững bộ Công Thương thực hiện chương trình dán nhãn thí điểm (pilot) trong toàn quốc và hướng dẫn các thủ tục cần thiết nhằm khuyến khích, hỗ trợ mọi thành phần, từ các nhà sản xuất đến các nhà phân phối, cung cấp các dịch vụ chiếu sáng tham gia chương trình này.

 


Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo đường dây nóng 0919 708 834 để được tư vấn dịch vụ.

Bài viết mới


Tag: Các thủ tục trong cách cúng khi chuyển nhà mới, Hàng quá cảnh phải có giấy phép của Bộ Công Thương , Thủ tục hải quan Cửa khẩu Chi Ma Lạng Sơn, Việt Nam muốn dựng thêm hàng rào với ô tô nhập khẩu, Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, Đại lý hải quan giúp chủ hàng như thế nào?, Thủ tục xuất trả lại hàng Trung Quốc, Thủ tục nhập khẩu điện gió cho dự án điện gió, Ủy thác và ủy quyền khác nhau chỗ nào?, Hướng dẫn cách ship hàng từ trên Taobao về Việt Nam, Những điểm mới nổi bật của Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi 2018, Thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại Cửa khẩu Hữu Nghị, Đại lý khai thuê hải quan ở Cửa khẩu Hửu Nghị, Thủ tục nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm , Tự công bố chất lượng trái cây sấy khô, sấy dẻo, Linh kiện phụ tùng ô tô cũ có nhập khẩu được không?, Muốn nhập ô tô dưới 16 chỗ qua Cửa khẩu Hữu Nghị, Đề nghị bỏ giấy phép nhập khẩu với thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện, Dịch vụ khai thuê hải quan tại Cửa khẩu Hữu Nghị Lạng Sơn, Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2019, Đăng ký chữ ký số Hải Quan điện tử VNACCS, Dịch vụ xuất nhập khẩu tại Lạng Sơn, Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam bị ảnh hưởng lâu dài, Đào tiền ảo (coin) là gì?, Xin thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma đến hết năm 2019, Thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh, Tại sao xuất nhập khẩu cần đến forwarder?, Tư vấn xuất nhập khẩu 2018, Thủ tục và điều kiện nhập khẩu phế liệu, Quy định về xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế, Thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh (bồn cầu, chậu rửa, bồn tắm, ...), Đổ xô nhập máy đào tiền ảo Bitcoin từ Trung Quốc, Ảnh Byton Concept, xe điện từ Trung Quốc giá bằng nửa Tesla Model X, THỦ TỤC NHẬP KHẨU LỐP Ô TÔ, Thủ tục nhập khẩu máy in công nghiệp, Ủy thác nhập khẩu Graphic VGA Card, Thủ tục xuất khẩu - kho bãi - hoàn thuế Trung Quốc, Thủ tục nhập khẩu xe cứu hoả, Thủ tục nhập khẩu hàng quá cảnh tại Cửa khẩu Hữu Nghị, Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc - Rào cản ngày càng lớn, Tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh hóa chất, cồn công nghiệp, Thủ tục nhập khẩu xe cứu thương, Đề xuất giảm mạnh thuế nhập khẩu linh kiện ô tô từ năm 2018-2022, Tại sao phải uỷ thác nhập khẩu, Thủ tục kiểm hóa hộ, Các lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu xe máy chuyên dùng, Hệ thống VNACCS/VCIS là gì?, 114 mặt hàng không phải kiểm tra chất lượng nhập khẩu từ 05/10, Thủ tục hải quan đối với máy thiết bị dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng 2020, Gỡ vướng về kiểm tra trị giá hải quan khi thực hiện Thông tư 39/2018/TT-BTC,

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Tổng đài

Tổng đài:

0205-3602-888

Hotline hỗ trợ 24/7

Hotline hỗ trợ 24/7:

0919-708-834

VIDEO



FAJI LOGISTICS

VPGD : Số 260, đường Lương Thế Vinh, khu PL4, phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn, Lạng Sơn
Tel : 0205.3602.888 - Hotline : 0919.708.834
Email : taykinh186@gmail.com

[ 646509 ]

Đang online : 3