Nghị định 59/2018/NĐ-CP làm rõ quy định về hàng trung chuyển, quá cảnh

Nghị định 59/2018/NĐ-CP (viết tắt là Nghị định 59) sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP (Nghị định 08) về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (có hiệu lực thi hành từ ngày 5/6/2018). 

Một trong những điểm đáng chú ý là quy định liên quan đến thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh, trung chuyển tại Khoản 19, 20 Điều 1 của Nghị định.

Làm rõ khái niệm

Những vấn đề liên quan đến khái niệm, công tác giám sát, chính sách quản lý đối với hàng quá cảnh, trung chuyển đã được làm rõ trong Nghị định 59. Điều này xuất phát từ những vướng mắc trong quá trình thực hiện Điều 43, 44 Nghị định 08/2015/NĐ-CP khi chưa quy định cụ thể về thủ tục hải quan đối với việc chuyển tải, lưu kho chia tách, thay đổi phương thức vận tải, hàng quá cảnh đóng chung với hàng NK, hàng XK; hàng trung chuyển vào tại một cảng và chỉ được đưa ra từ đó. Nghị định 08 cũng chưa phân định rõ ràng giữa hàng quá cảnh và hàng trung chuyển, dẫn đến phát sinh việc các đối tượng bị điều chỉnh thực hiện không thống nhất, trong khi đây là các hoạt động đã được Luật Thương mại cho phép và phù hợp với thông lệ quốc tế, cần được tạo thuận lợi cho hoạt động logistic phát triển.

Nghị định 59 đã bổ sung các quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng quá cảnh, trung chuyển tại Khoản 19, 20 Điều 1. Chẳng hạn, quy định về thủ tục hải quan đối với việc chia tách, lưu kho, thay đổi phương thức, phương tiện vận tải hàng quá cảnh, việc đóng chung hàng hóa quá cảnh với hàng XK, Khoản 1 Điều 43 Nghị định 08 đã được sửa đổi như sau: “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh phải được thực hiện tại trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng nhập khẩu, xuất khẩu, đóng chung với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quy định tại khoản 9 Điều này”.

Điểm d Khoản 3 Điều 43 về trách nhiệm người khai hải quan quy định: “Trong trường hợp hàng hóa quá cảnh có thực hiện chuyển tải, lưu kho, chia tách, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải, đóng chung container, người khai hải quan gửi Chi cục hải quan nơi quản lý địa điểm thực hiện chuyển tải, lưu kho, chia tách, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải, đóng chung container một bản chính văn bản đề nghị theo Mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp được chấp nhận, thực hiện khai hải quan trên từng tờ khai vận chuyển hoặc chứng từ vận chuyển theo từng chặng vận chuyển, từng loại hình tương ứng”.

Đối với hàng trung chuyển, Nghị định 59 bổ sung khái niệm hàng hóa trung chuyển là hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển từ nước ngoài vào khu vực trung chuyển tại cảng biển, sau đó được đưa ra nước ngoài từ chính khu vực trung chuyển tại cảng biển này hoặc đến khu vực trung chuyển tại cảng biển khác để đưa ra nước ngoài. Hàng hóa trung chuyển vận chuyển giữa các cảng biển phải được vận chuyển bằng đường thủy nội địa, đường biển. Hàng hóa trung chuyển được đưa toàn bộ ra nước ngoài một lần hoặc nhiều lần.

Hoạt động trung chuyển hàng hóa bao gồm việc xếp dỡ, vận chuyển, lưu giữ hàng hóa theo yêu cầu của người vận chuyển tại khu vực trung chuyển của cửa khẩu nhập hoặc khu vực trung chuyển của cửa khẩu xuất. Thời hạn lưu giữ hàng hóa trung chuyển không quá 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập.

Trường hợp hàng hóa trung chuyển trong thời gian được lưu giữ tại cảng biển Việt Nam bị hư hỏng, tổn thất cần phải có thêm thời gian để khắc phục thì thời gian trung chuyển được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục trung chuyển chấp thuận; trường hợp hàng hóa trung chuyển được trung chuyển theo văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền thì phải được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận việc gia hạn.

Khu vực trung chuyển khi lưu giữ hàng trung chuyển phải đảm bảo tách biệt với khu vực lưu giữ hàng hóa khác của cảng, có lắp đặt hệ thống camera giám sát và chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan. Hàng hóa ra, vào khu vực trung chuyển phải được theo dõi, quản lý bằng phần mềm ứng dụng và được kết nối với cơ quan Hải quan.

Nghị định bổ sung quy định khu vực thực hiện trung chuyển hàng hóa tại cảng biển Việt Nam thuộc cảng biển loại IA theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cảng biển TP. Hồ Chí Minh và có đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật (khoản 20 Điều 1 Nghị định 59).

Ngoài ra, tại Nghị định 59 cũng đơn giản chính sách quản lý đối với hàng trung chuyển nhằm thu hút hoạt động trung chuyển hàng hóa qua Việt Nam, phát huy lợi thế của các cảng biển Việt Nam.

Cho phép sử dụng niêm phong hãng vận chuyển

Trong công tác quản sát hải quan, Nghị định 59 đã bổ sung nhiều quy định để đảm bảo công tác quản lý. Theo phân tích của Ban soạn thảo, Luật Hải quan, Luật Thương mại quy định hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam phải đảm bảo nguyên trạng, phải chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan Việt Nam trong toàn bộ thời gian quá cảnh (các phương thức giám sát theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật Hải quan). Theo đó, trách nhiệm của cơ quan Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến (cửa khẩu xuất) phải kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong hải quan của toàn bộ lô hàng quá cảnh vận chuyển để xác định tính nguyên trạng của lô hàng. Quy định nêu trên dẫn đến khó khăn cho cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong hãng vận chuyển do hiện tại một số cửa khẩu biên giới Campuchia (Vĩnh Xương, Thường Phước) không có bến bãi neo đậu cặp bờ, chưa có phương tiện cẩu, công cụ bốc dỡ, hàng hóa được chứa trong container xếp chồng khít, nhiều tầng, nhiều lớp.

Do đó, Nghị định 59 quy định đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không, đường sắt thực hiện niêm phong hải quan trong trường hợp không còn nguyên niêm phong của hãng vận chuyển. Trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy nội địa vào Việt Nam không thể kiểm tra tình trạng niêm phong của hãng vận chuyển và không thực hiện được việc niêm phong hải quan, giao người khai hải quan chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa. Cơ quan Hải quan tại cửa khẩu xuất sẽ thực hiện kiểm tra niêm phong hải quan hoặc kiểm tra niêm phong của hãng vận chuyển.

Riêng đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, thủy nội địa, ngoài việc niêm phong hải quan hoặc niêm phong của hãng vận chuyển thì phải được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật khác, trường hợp hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường thủy nội địa ra nước ngoài, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất căn cứ thông tin về lộ trình, thời gian vận chuyển, các cảnh báo (nếu có) để quyết định việc kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong của hãng vận chuyển.

Theo Ban soạn thảo, việc sử dụng niêm phong của hãng vận chuyển thay cho niêm phong hải quan trong một số trường hợp vẫn đảm bảo việc giám sát hàng hóa vận chuyển lại đơn giản hóa, giảm bớt thủ tục, thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển. Đồng thời giải quyết được vướng mắc phát sinh trong việc kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong hãng vận chuyển gặp phải tại một số cửa khẩu Vĩnh Xương, Thường Phước.


Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo đường dây nóng 0919 708 834 để được tư vấn dịch vụ.

Bài viết mới


Tag: Hệ thống VNACCS/VCIS là gì?, Thủ tục nhập khẩu điện gió cho dự án điện gió, Đại lý khai thuê hải quan ở Cửa khẩu Hửu Nghị, Tự công bố chất lượng trái cây sấy khô, sấy dẻo, Cách trình bày nội dung CO FORM E đối với Cửa khẩu Hữu Nghị, Thủ tục hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị Lạng Sơn, Việt Nam muốn dựng thêm hàng rào với ô tô nhập khẩu, Bổ sung 4 tuyến đường vận chuyển quá cảnh hàng hóa, Đề nghị bỏ giấy phép nhập khẩu với thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện, Thủ tục nhập khẩu dây chuyền máy móc thiết bị đồng bộ, 7.000 máy đào Bitcoin được nhập khẩu vào TP HCM năm 2017, Đăng ký chữ ký số Hải Quan điện tử VNACCS, Alipay là gì? Dùng để làm gì? Cách sử dụng Alipay, Những điểm mới nổi bật của Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi 2018, Thủ tục nhập khẩu xe cứu hoả, Hàng quá cảnh phải có giấy phép của Bộ Công Thương , Thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại Cửa khẩu Hữu Nghị, Ủy thác và ủy quyền khác nhau chỗ nào?, Dịch vụ thủ tục hàng quá cảnh từ Trung Quốc bằng đường bộ từ Hữu Nghị, Quy định về xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế, Nguyên tắc xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới, Thanh nhôm định hình giá rẻ Trung Quốc có phải là nỗi lo?, Thủ tục hải quan Cửa khẩu Chi Ma Lạng Sơn, Thủ tục nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm , Tại sao xuất nhập khẩu cần đến forwarder?, Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu bánh kẹo, Đổ xô nhập máy đào tiền ảo Bitcoin từ Trung Quốc, Thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh, Thủ tục nhập khẩu xe cứu thương, Đề xuất giảm mạnh thuế nhập khẩu linh kiện ô tô từ năm 2018-2022, Thủ tục nhập khẩu máy in công nghiệp, Quy định mới về tạm nhập, tái xuất áp dụng từ 01-11-2018, Các lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu xe máy chuyên dùng, Ngấm đòn ông Trump, doanh số hãng xe TQ rớt thê thảm, Thủ tục kiểm hóa hộ, Thủ tục hải quan hoàn thuế, chuyển thuế nhập khẩu tại cửa khẩu, Muốn nhập ô tô dưới 16 chỗ qua Cửa khẩu Hữu Nghị, Ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô 2018, Ảnh Byton Concept, xe điện từ Trung Quốc giá bằng nửa Tesla Model X, THỦ TỤC NHẬP KHẨU LỐP Ô TÔ, Quy định mới về đại lý hải quan, Tại sao phải uỷ thác nhập khẩu, Dán nhãn năng lượng đèn chiếu sáng LED, Dịch vụ xuất nhập khẩu tại Lạng Sơn, Thủ tục nhập khẩu nông sản trái cây hoa quả sấy khô, Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam bị ảnh hưởng lâu dài, Thủ tục hải quan đối với máy thiết bị dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng 2020, Thủ tục nhập khẩu hàng quá cảnh tại Cửa khẩu Hữu Nghị, Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế, Quy định mới về nhập khẩu phân bón,

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Tổng đài

Tổng đài:

0205-3602-888

Hotline hỗ trợ 24/7

Hotline hỗ trợ 24/7:

0919-708-834

VIDEO



FAJI LOGISTICS

VPGD : Số 260, đường Lương Thế Vinh, khu PL4, phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn, Lạng Sơn
Tel : 0205.3602.888 - Hotline : 0919.708.834
Email : taykinh186@gmail.com

[ 694839 ]

Đang online : 13